Cách nuôi chim manh manh đơn giản, tăng thu nhập cho gia đình

1phuttietkiemtrieuniemvui ] –  Cách nuôi chim manh manh đơn giản lại hiệu quả. Chia sẻ những cách nuôi chim manh manh đúng kỹ thuật mang lại hiệu quả và lợi nhuận cao nhất.

Chim manh manh là một loài chim có tiếng hót hay với bộ lông có màu sắc đẹp. Vì vậy chúng được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt là những người chơi chim cảnh. Hiểu được nhu cầu đó, nhiều hộ gia đình đã tìm hiểu cách nuôi chim manh manh để có thể tăng nguồn thu nhập cho gia đình.

I. Giới thiệu về chim manh manh

1. Chim manh manh

  • Tên gọi: chim manh manh
  • Tên khoa học: Zebra
  • Nguồn gốc: Australia

Chim manh manh có thân hình khá nhỏ nhắn với bộ lông màu đỏ rực rỡ hoặc màu xám với những đường viền đen trắng ở cổ, ngực, đuôi, cánh. Vì vậy, chúng được đặt tên là Zebra – ngựa vằn. Đặc biệt, chúng thường hót thành từng tràng dài vào buổi sáng như báo hiệu một ngày mới đầy nhiệt huyết đã đến. Chim manh manh thường sống thành đàn tại các khu vực nhiều bụi cây, sông, suối,… Thức ăn chủ yếu của chúng là các loại hạt và cỏ.

Ưu điểm nổi bật của loài chim này là chúng dễ thuần hóa, thích nghi nhanh với môi trường và có tốc độ sinh sản vượt trội. Tuy nhiên, khi bị nuôi nhốt, chúng mất đi khả năng nuôi con nhưng vẫn sinh sản tốt nếu điều kiện sống cũng như nguồn thức ăn đảm bảo.

2. Phân loại

Chim manh manh được phân loại dựa theo màu sắc của chúng với hơn 50 màu như:

  • Chim manh manh đỏ
  • Chim manh manh xám
  • Chim manh manh kem
Xem thêm  Những thực vật sống ở ôn đới

3. Cách phân biệt chim manh manh trống và mái

Thông thường, người ta thường phân biệt chim manh manh trống và mái thông qua màu sắc và tiếng hót.

Về màu sắc:

  • Chim manh manh trống: 2 bên má màu vàng nghệ, màu lông sặc sỡ với nhiều vằn ở cổ và đốm trắng trên 2 cánh
  • Chim manh manh mái: màu lông khá đơn điệu

Nhưng cách phân biệt về màu sắc chỉ phù hợp với giống chim manh manh đơn giản, còn với chim manh manh trắng thì chúng có ngoại hình tương tự nhau.

Về tiếng hót:

  • Chim manh manh trống: giọng hót nhiều âm điệu hơn, trong hơn và thường nhảy nhót và khá năng động
  • Chim manh manh mái: hót theo một điệu đơn giản, ít thay đổi

Do đó, nhiều người lựa chọn chim manh manh trống để nuôi làm cảnh hơn chim manh manh cái.

II. Cách nuôi chim manh manh

1. Cách nuôi chim manh manh con

Chim manh manh thường phát triển qua những giai đoạn sau:

  • Khoảng 15 ngày ấp trứng: chim non bắt đầu nở
  • Khoảng 20 ngày tuổi: chim non cứng cáp hơn và có thể rời khỏi tổ
  • Khoảng 30 ngày tuổi: chim có thể tự ăn, đây là lúc bạn có thể tách chúng ra khỏi mẹ

Nếu chim manh manh bố mẹ không thể nuôi dưỡng, chăm sóc chim con, bạn cần nuôi thay thế chúng bằng cách xay nhuyễn nước đường glucose 2% và trứng gà. Và đút cho chúng ăn bằng xi lanh:

  • 1 – 7 ngày tuổi: chúng cần ăn 6 – 8 lần/ngày
  • 8 – 14 ngày tuổi: cho chim ăn 5 – 6 lần/ngày
  • Từ ngày 15 tuổi: cho chim ăn 3 – 4 lần/ngày

Sau 3 tháng tuổi, chim manh manh có thể bắt đầu sinh sản ra những thành viên mới.

2. Cách nuôi chim manh manh trưởng thành

2.1. Chuồng nuôi

Do chim manh manh sinh sản khá nhiều và nhanh nên một cái chuồng lớn sẽ thích hợp với chúng hơn. Và bạn cần nuôi theo cặp để chúng đỡ buồn chán.

Đây là loài chim ưa sạch sẽ, do đó, chúng cần được tắm rửa thường xuyên. Nhiệt độ của nước nên duy trì ở mức 30 độ C.

Xem thêm  Các Biện Pháp Khắc Phục Ô Nhiễm Môi Trường Đất Bạn Cần Biết, Ô Nhiễm Đất

Vào mùa đông và mùa sinh sản, chỉ nên cho chúng tắm 1 lần/tuần và giúp chúng lau khô người khi tắm xong. Đặc biệt vào mùa đông, bạn nên duy trì nhiệt độ của nước trên 15 độ C.

2.2. Thức ăn

Thức ăn của chim manh manh khá đơn giản, chủ yếu là các loại hạt như hạt cải, hạt mè, hạt kê,… và các loại rau xanh.

Thông thường, chúng chỉ ăn các loại hạt như trên. Nhưng khi đến mùa sinh sản, chúng ăn rất nhiều thứ, kể cả sâu hay trứng kiến để nuôi con. Ngoài ra, bạn phải bổ sung cho chúng thêm đạm, thuốc bổ, các loại khoáng chất,… để chúng có đủ sức đề kháng nuôi con.

2.3. Sinh sản

Chim manh manh có khả năng sinh sản rất tốt. Mùa sinh sản của chúng thường kéo dài từ mùa thu năm trước đến mùa xuân năm sau và đẻ 1 lứa/tháng, 3 – 10 trứng/lứa.

Trước khi chim bước vào mùa sinh sản, bạn cần chuẩn bị nguồn thức ăn thật dinh dưỡng cho chúng. Trong đó, kê và lòng đỏ trứng thường được sử dụng phổ biến nhất. Sau khi chim đẻ xong, bạn nên dừng không cho chúng ăn kê trứng nữa. Thay vào đó, bạn bổ sung thực phẩm chứa nhiều canxi như nghiền mai mực, vỏ trứng trộn với bột hoặc một số loại cám dinh dưỡng cho chúng ăn.

Để kiểm tra trứng có thụ tinh thành công hay không, bạn nên soi trứng qua ánh sáng mặt trời hoặc ánh đèn:

  • Nếu thấy mạch máu tụ quanh 1 điểm đen: trứng thụ tinh thành công
  • Nếu trứng trong suốt: trứng không có phôi hoặc phôi chết, nên vứt bỏ ngay

Bạn nên lưu ý là việc soi trứng sẽ diễn ra sau 1 tuần kể từ khi chim đẻ trứng.

3. Giá trị kinh tế

Nếu nuôi thành công, mỗi cặp chim manh manh có thể bán được với giá từ 700,000 – 800,000đ/cặp, mang lại lợi nhuận kinh tế cao cho gia đình.

Trên đây là những công việc quan trong trong cách nuôi chim manh manh. Yêu Chim chúc bạn thành công!

Xem thêm  VAI TRÒ CỦA ION KHOÁNG ĐỐI VỚI THỰC VẬT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *