Chim Sáo thường mắc bệnh gì? Cách phòng tránh và chữa trị ra sao?

Chim Sáo là loài chim cảnh rất thông minh, tinh nghịch. Nhưng tiếng hót mang dáng dấp Sơn Ca, giọng nói thánh thót như Vẹt. Chơi chim Sáo tương đối khó, vì nếu không có kinh nghiệm Sáo rất dễ mắc các loại bệnh nguy hiểm khó chữa. Đây là điều làm người chơi chim rất lúng túng. Sau đây, 1phuttietkiemtrieuniemvui sẽ giúp bạn nhận biết và điều trị một số bệnh cho Sáo nhé!

Chim Sáo thường mắc bệnh gì? Cách phòng tránh và chữa trị ra sao? - Cẩm  nang nuôi trồng sinh vật cảnh
  1. Đặc điểm của chim Sáo

– Chim Sáo có tên khoa học là Sturnidae, nguồn gốc châu Á, được gọi là yểng hay Sáo yểng. Còn nhiều loài châu Phi gọi là Sáo ngũ sắc do chúng có bộ lông óng ánh nhiều màu. Bộ lông thường sẫm màu với ánh kim. Phần lớn các loài làm tổ trong các hốc, lỗ và đẻ các trứng màu xanh lam hay trắng.

– Chim Sáo có chân khỏe, đường bay khỏe và thẳng, và chúng thích sống thành bầy. Môi trường sinh sống ưa thích của chúng là vùng nông thôn tương đối thoáng. Chúng ăn sâu bọ và quả. Một vài loài sống xung quanh nơi sinh sống của người. Chúng là những loài chim thực sự ăn tạp. Nhiều loài tìm kiếm thức ăn bằng cách há mỏ sau khi thăm dò nó trong bụi cây rậm. Thói quen này được gọi là thăm dò mỏ há.

– Sáo là một trong những loài chim cảnh được xếp vô loài chim cảnh dễ nuôi nhất của Việt Nam. Đây là một chú chim mang đặc tính thông minh. Ngoài ra chim này có những đặc tính thú vị khác. Chúng rất dạn khi tiếp xúc với con người không giống như các loại chim khác. Thậm chí chú chim này sau một thời gian nuôi dưỡng còn được chủ nuôi thả tự do. Nên nhiều người thường trêu đùa rằng nuôi loại chim này chẳng khác gì nuôi những chú gà chú vịt.

  1. Phòng ngừa bệnh cho Sáo

Tại sao lại quan trọng vậy? Nếu là một chuyên gia về chim cảnh, bạn sẽ biết kỹ thuật nuôi cực kỳ quan trọng. Trong quá trình nuôi, dù là người mới chơi hay đã chơi lâu. Thì đôi khi chú chim nhà mắc phải bệnh là điều không tránh khỏi. Quan trọng là cách phòng tránh và điều trị của bạn như thế nào.

Xem thêm  Bà Đẻ Có Được Ăn Bơ Thực Vật Không

Viêm tuyến nhờn

  • Phần đuôi chim Sáo có một tuyến nhờn, đó là nơi tiết ra chất dịch giúp chim làm mượt lông vũ. Tuyến này của chim bị thương, bị nhiễm trùng hay chim bị cảm nắng, cảm lạnh. Đều là những nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm tuyến nhờn ở Sáo. Những con chim bị mắc bệnh này thường tỏ ra mệt mỏi, lông vũ tả tơi, biếng ăn, tuyến nhờn đỏ tấy, mưng mủ.
  • Khi phát hiện ra chim có bệnh, ta có thể chữa bằng cách dùng cồn iôt khử trùng tuyến nhờn. Dùng kim đã khử trùng đâm thủng tuyến bóp cho mủ ra hết. Bôi cồn iôt một lần nữa vào chỗ đau của chim.
  • Sau khi làm các động tác trên, ta nên cho chim vào nơi yên tĩnh, tránh nơi quá nóng hoặc quá lạnh, cho chim ăn thức ăn có chất bổ, sau một thời gian, chim sẽ khỏi bệnh.

Các bệnh về chân

Chim Sáo
Chim Sáo
  • Sáo nuôi trong lồng, chân thường dễ bị vật nhọn cứa vào. Hoặc bị côn trùng cắn rồi nhiễm trùng, mưng mủ, sưng tấy. Nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến hoại thư xương. Để ngăn chặn và phòng chông những bệnh này cho Sáo. Ta nên thường xuyên khử trùng lồng, đồng thời kiểm tra loại bỏ các vật cứng nhọn.
  • Nếu chẳng may Sáo bị mắc bệnh. Bạn phải dùng dao nhọn lấy mủ ra tiếp đó dùng nước muôi sinh lý. Hoặc dùng dung dịch thuốc tím 0, 1% rửa sạch vết thương. Sau cùng bôi cồn iốt và thuốc chông nhiễm trùng lên là được.

Ký sinh trùng

  • Ký sinh trùng làm hại chim thường rất nhỏ, chúng bám vào lông và da chim, ăn dần lông, da, thậm chí hút cả máu chim. Để phòng ngừa ký sinh trùng cho chim, việc quan trọng nhất là ta phải thường xuyên giữ cho lồng chim được sạch sẽ, khô ráo, đồng thời phát hiện sớm nếu chim bị ký sinh trùng xâm hại hoặc có rận.
  • Khi làm vệ sinh lồng chim ta có thể nhúng lồng chim qua nước sôi già. Đối với những chim bị ký sinh trùng, ta dùng nước pha với vài giọt dầu hỏa rắc vào lông chim, đồng thời dùng bột băng phiến 20% rắc vào lông chim (phải xoa nhẹ để bột thấm sâu vào phía trong). Làm như vậy ta có thể tiêu diệt ký sinh làm hại chim.
Xem thêm  Virus xâm nhiễm vào tế bào thực vật qua vật trung gian là

Béo phì

  • Chim Sáo nhốt trong lồng thời gian dài, ít vận động, lại ăn nhiều thức ăn có mỡ. Nhiều chất đạm nên rất dễ dẫn đến chứng béo phì. Mắc chứng béo phì, chim trở nên chậm chạp, không hay nhảy nhót, ca múa, hô hấp khó khăn. Có con trong khi nhảy nhót, đột ngột chết do lâu ngày không vận động.
  • Để tránh tình trạng trên, ta nên cho Sáo ăn một cách khoa học. Đồng thời thường xuyên giúp chim vận động và cố kéo dài thời gian hoạt động cho chim.

Bệnh dạ dày

  • Sáo ăn phải thức ăn để lâu ngày, hay uống phải nước bẩn đều dẫn đến bị viêm dạ dày. Khi bị bệnh, lông chim tả tơi, thân hình gầy gò, thường tỏ ra ủ rũ, phân dính đặc, có màu vàng trắng, mùi hôi. Nếu không chữa trị kịp thời Sáo sẽ chết. Bởi vậy để phòng cho chim khỏi bị bệnh viêm dạ dày, chúng ta phải thường xuyên chú ý giữ đồ ăn, thức uống của chim sạch sẽ.
  • Với những con chim bị bệnh, cần nhốt chúng vào những nơi ấm áp, ít gió. Mỗi ngày cho uống 0,2 đến 1mg thuốc kiết lị hòa với nước đường. Cho Sáo uống liền trong 3 ngày. Ngoài ra người ta còn cho vào trong thức ăn của chim một lượng bột than gỗ để bột than gỗ hút bớt chất độc trong dạ dày chim.

Cảm lạnh và viêm phổi

  • Khí hậu thay đổi đột ngột hoặc sau khi tắm xong gặp phải gió mạnh. Chim nuôi trong lồng rất dễ bị cảm, lông vũ tả tơi. Thở khò khè, ăn yếu dần, nước mũi chảy ra, có lúc toàn thân run lẩy bẩy. Số lượng chết do bị cảm và viêm phổi ở chim thường rất cao.
  • Kịp thời đưa chim vào nơi kín gió, ấm áp, nhưng thoáng đãng để tĩnh dưỡng. Cho chim ăn thức ăn có nhiều dinh dưỡng. Dùng bông thấm với dầu thầu dầu lau nước mũi cho chim. Hòa nước đường cho chim uống, đồng thời mỗi ngày cho Sáo uống 2 lần 3g thuốc tetraxilin.
Xem thêm  Cho ví dụ về giới thực vật

Bệnh nhiễm khuẩn

  • Các loại khuẩn này thường kết hợp với nước, cát, sạn, hạt, thức ăn cũ, những nơi ẩm ướt, những vết bẩn và những chiếc lồng không khô ráo. Bệnh nhiễm khuẩn cũng xuất hiện ở chim có sức đề kháng kém hoặc có hệ thống miễn dịch bị tổn thương.
  • Phân của chim nhiễm khuẩn thường chuyển sang màu xanh lá cây hoặc trở nên lỏng hơn, bởi khuẩn tiêu hóa có thể làm sưng tấy ruột và gây tổn thương vùng thận và gan. Khi vi khuẩn được hít vào cùng với bụi, nó có thể gây ra hắt hơi, nuốt nước miếng nhiều, ngứa mắt, ngáp, hoặc ho.
  • Cách kháng khuẩn tốt nhất được đưa ra sau khi có kết quả xét nghiệm khuẩn. Có thể sử dụng cách tiêm hoặc cho uống kháng sinh trực tiếp qua mỏ. Đốỉ với những loại khác ta có thể chữa trị thông qua nước uông. Tuy nhiên, một điều rất quan trọng là bạn phải theo dõi để xem xét chim của bạn có thực sự uống thuốc không.
  • Nhiễm khuẩn thường liên quan tới môi trường chim được nuôi nhốt hoặc do mỏ chim tiếp xúc với những thứ dơ bẩn. Bị nhiễm khuẩn không có nghĩa là bạn đã không chăm sóc chim đúng cách. Mà có nghĩa rằng bạn cần chăm sóc Sáo nhiều hơn nữa để ngăn bệnh xuất hiện trở lại.

Với những kiến thức cơ bản trên bạn có thể tự nuôi cho mình một chú chim Sáo rồi đó. Chúc các bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *