Truyện Chủ Đề Thực Vật 3 Tuổi, Truyện Hay Mầm Non: Truyện Chủ Đề Thực Vật

1phuttietkiemtrieuniemvui ] Rung rinh chùm quả mùa xuân Nhìn ra thì ấm, nhìn gần thì no Quả nào quả ấy tròn vo Cành la, cành bỗng thơm tho khắp vườn Tay ông năm ấy trồng ươm Bây giờ cháu hái quả thơm biếu bà Tạ Hữu Nguyên

2. Bài thơ: Cây dây leo Cây dây leo Bé tí teo Ở trong nhà Lại bò ra Ngoài cửa sổ Và nghển cổ Lên trời cao Hỏi vì sao Cây trả lời Ra ngoài trời Cho dễ thở Tắm nắng gió Gội mưa rào Cây mới cao Hoa mới đẹp.

3. Bài thơ: Hoa đồng hồ Có một loài hoa Ngủ nhiều hơn thức Mặt trời lên cao Hoa mới mở mắt Mười giờ hoa nở Hương thoảng nơi nơi Cánh rung rinh nắng Đỏ như mặt trời Không kim, không cót Mà như đồng hồ Hoa nở, bé gọi “Mẹ ơi! Mười giờ” Đúng giờ, hoa nở Là hoa đồng hồ.

Bé Vinh đang chơi với gọi hạt rau. Trông những cái hạt giống như những viên bi nhỏ xíu, Vinh nghĩ: “Bi như thế này thì bắn thế nào được!”. Vừa lúc đó, bà đi làm về, thấy Vinh nghịch rau liền bảo: Sao cháu lại lấy cái này ra chơi? Đây là hạt rau để bà trồng lấy rau tươi cho cả nhà ăn đấy! Vinh ngạc nhiên quá, thầm nghĩ: “Sao những hạt bé nhỏ này lại cho những cây rau tươi được nhỉ?”. Thấy Vinh ngạc nhiên, bà nói: – Đây là hạt rau. Khi ta cho hạt rau vào nước ngâm rồi gieo xuống đất, hạt sẽ nảy mầm và trở thành rau tươi đấy! – Vậy bà mang hạt gieo xuống đất đi bà! – Được rồi, chiều nay bà sẽ gieo hạt ngay! Vinh rất nóng lòng muốn biết bà gieo hạt như thế nào. Buổi chiều hôm ấy, bà cuốc và làm nhỏ đất trong vườn. Vinh cũng theo bà ra vườn và giúp bà nhặt cỏ rồi xem bà trồng rau. Từ hôm đó, ngày nào bà cũng tưới nước, còn Vinh ra ngó xem cây rau đã mọc chưa. Một ngày hai ngày, rồi ba ngày…, ngày thứ tư, những cây rau nhỏ xíu đã nhú lên khỏi mặt đất. Vinh vui sướn chạy vào khoe với cả nhà. Đối với Vinh, đó thật là một điều kì diệu. Sáng chủ nhật, bà ngoại ở dưới quê lên chơi, Vinh dẫn bà ra tận vườn để ngắm những cây rau bé xíu. Hôm đó, Vinh theo bà ngoại về quê chơi. Nửa tháng sau, Vinh mới từ quê lên. Vừa về đến nhà, Vinh đã chạy ra ngoài vườn. Ôi, kỳ lạ quá! Những cây rau nhỏ xíu không còn nữa mà thay vào đó là một luống rau xanh mơn mởn. Vinh chạy vào nhà hỏi bà: – Bà ơi, những cây rau nhỏ xíu đâu rồi ạ? – Bà cười nhìn Vinh thật âu yếm: – Những cây bé xíu được sự chăm sóc của mẹ cháu, bây giờ đã thành những cây rau tươi tốt rồi đấy! Bữa cơm hôm ấy có đĩa rau xanh, mẹ nói đấy chính là rau bà trồng trong vườn nhà. Vinh ăn rất nhiều và cảm thấy rất vui vì Vinh đã hiểu ra: Chính bà và mẹ đã làm ra điều kì diệu biến gói hạt nhỏ xíu thành đĩa rau xanh.

Xem thêm  Bài tập tính giá thực tế vật liệu nhập kho
 Cây đào đầu xóm Lốm đốm nụ hồng  Chúng em chỉ mong Mùa đào mau nở Bông đào nho nhỏ Cánh đào hồng tươi Hễ thấy hoa cười Đúng là tết đến. Hoa đào trước ngõ  Cười vui sáng hồng  Hoa mai trong vườn  Rung rinh cánh trắng  Sân nhà đầy nắng Mẹ phơi áo hoa Em dán tranh gà Ông treo câu đối  Têt đang vào nhà Sắp thêm một tuổi Đất trời nở hoa. 
3. Bài thơ: Gà mẹ đếm conCục…cục…gà mẹ đếm Một , hai, ba và nhiều Đàngà con vừa nở Chẳng biết là bao nhiêu Có hạt nắng bé xíu Vừa rơi trên nền nhà Thế là cả đàn gà Ùa lên tranh nhau nhặt Gà mẹ sợ con lạc Cục cục đuổi theo sau Phải bắt đầu đếm lại Một , hai, ba và nhiều.

Xem thêm: Nhận Diện Các Dạng Suy Nhược Thần Kinh Thực Vật Là Gì, Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật 
4. Bài thơ: Mùa xuân Trên cánh đồng trải dài màu xanh Nghe hân hoan tiếng đập cánh con chim hoạ mi bay theo hình dải lụa Dường như đó là chiếc thắt lưng của nàng công chúa Đêm qua vừa kịp đến làng Mùa xuân bất ngờ sang từ một búp bàng Như con mắt thức dậy sau ngàn ngày chờ đợi Lạ lùng gió cứ nồng nàn tràn tới Dường như đầy ắp cánh đồng …. Nghe trong lòng như có một quả chuông Năm giờ sáng chợt ngân lên kỳ diệu Trước sân nhà hoa đào hồng như má người say rượu Còn chú mèo lười đi từ bếp ra sân Bao mơ ước trở về trên đôi cánh mùa xuân Trong giây lát mẹ dường như trẻ lại Khi mẹ đứng trước thềm nhà gió thổi tung mái tóc Em quàng chiếc khăn ngày bắt đầu đi học Ngồi nói chuyện với chú mèo Mùa xuân về bao mới mẻ mang theo Sau cơn mưa mặt đất có phép màu Nắng bừng sáng trong khu vườn lạnh lẽo Và tiếng cười đang ở lại trong ngôi nhà, trong nồi bánh đang reo

1.1. Sự tích bánh chưng, bánh dầy Ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con.  Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: “Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho”.  Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng.  Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào.  Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: “Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành.”  Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dầỵ Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái.  Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Dầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18.  Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.

1.2. Truyện: Bánh trưng bánh dày Tục truyền rằng Vua Hùng Vương thứ 6 có 20 người con, văn võ kiêm toàn. Nhân dịp dẹp xong giặc Ân cùng ngày đầu năm Vua cho mở hội khao quân và cho toàn dân vui Xuân. Hầu muốn chọn được một thái tử xuất sắc, Vua liền truyền chỉ: hoàng tử nào dâng lên Vua cha của ngon vật lạ, chưa từng thấy mà làm vừa lòng Vua hơn cả, sẽ được lên làm Thái Tử. Nghe thế, các hoàng tử đua nhau sai gia nhân lên rừng, xuống bể tìm những của hay, vật lạ đem về để dâng lên cho vua trong ngày Hội. Riêng hoàng tử Lang Liêu, người con thứ 18, có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Nhưng vì mồ côi mẹ và lại ít gia nhân, nên không biết phải làm gì để đua tranh với các anh mình. Một hôm ông nằm mộng thấy một vị thần hiện lên, đầu râu tóc bạc phơ, tỏ lòng thương hại hoàng tử là con người hiền lành lại hiếu thảo, nên đã mách bảo:

Xem thêm  Năng suất sinh học của thực vật c3, c4, cam

– Con ơi, trên đời không gì quý trọng bằng cơm gạo. Thóc lúa là của ăn trời ban cho. Con hãy lấy gạo nếp mà làm thành hai thứ bánh. Một bánh nặn hình tròn, tượng trưng cho Trời; một bánh gói thành hình vuông, tượng trưng cho Ðất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành. Gói xong, cột lại, đem nấu chín, rồi dâng lên cho Vua cha thì không có lễ vật nào sánh kịp được.” Nói xong, vị thần biến mất! Tỉnh dậy, Ông vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dầy. Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái. Ðến ngày Hội Xuân, Vua cha cùng Hoàng hậu ngự giá mở Hội. Các hoàng tử anh ngài lần lượt người trước kẻ sau, dâng lên Vua cha những của lạ, hiếm có mà gia nhân đã ra công lên rừng xanh, xuống đáy biển tìm kiếm đem về. Ai nấy đều hy vọng được vừa lòng vua cha, vì toàn những của vật lạ, hiếm-hoi, chưa từng ai tìm thấy. Hoàng tử Lang-Liêu nghĩ mình phận em, lễ vật lại quá thô sơ tầm thường vì là bánh làm bằng cơm gạo ăn hàng ngày, nên do dự không tiến dâng lễ vật. Vua Hùng Vương khi đến phần lễ vật của Hoàng tử Lang-Liêu thì lấy làm ngạc nhiên lễ vật đơn sơ. Nhưng sau khi nếm thử Vua càng ngạc nhiên vì bánh rất ngon. Vua Hùng Vương lấy làm lạ liền hỏi nguồn gốc, Hoàng tử Lang Liêu thật thà kể lại câu chuyệnThần hiện ra mách bảo trong mộng. Vua Hùng Vương vô cùng vui mừng vì ngài biết rằng trời đã muốn giúp mình chọn được thái tử tài-ba đức hạnh, thay mình trị-vì toàn dân sau này. Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất. Thơ, truyện về chủ đề quê hương của bé

Xem thêm  Rắn hổ trâu có độc không? Giá bao nhiêu tiền? Mua rắn hổ hèo ở đâu?
1. Bài thơ: Buổi sáng quê nội. Khi mặt trời chưa dậy Hoa còn thiếp trong sương Khói bếp bay đầy vườn Nội nấu cơm, nấu cám Đàn trâu ra đồng sớm Đội cả sương mà đi Cuối xóm ai thầm thì Gánh rau ra chợ bánGà con kêu trong ổ Đánh thức ông mặt trời Chú Mực ra sân phơi Chạy mấy vòng khởi động  Một mùi hương mong mỏng Thơm đẫm vào ban mai Gió chạm khóm hoa nhài Mang hương đi khắp lối Buổi sáng ở quê nội Núi đồi ngủ trong mây Mặt trời như trái chín Treo lủng lẳng vòm cây.
 Hoa sen đã nở Rực rỡ đầy hồ Thoang thoảng gió đưa Mùi hương thơm ngát Lá sen xanh ngát Đọng hạt sương đêm Gió rung êm đềm Sương long lanh chạy.
Xem thêm: Những Thực Vật Sống Ở Ôn Đới Và Nhiệt Đới Là Gì, Rừng Ôn Đới
6. Truyện: Ai ngoan sẽ được thưởng. 

Trong sân trại nhi đồng, bé Tộ đang tập múa hát với các bạn thì bỗng thấy tiếng các bạn reo lên: – Bác Hồ đến! Bác Hồ đến! Thế là tất cả mọi người cùng ùa ra đón Bác. Tộ cố len lên phía trước để được nhìn Bác cho rõ hơn. Bác Hồ đang đi đến với các cháu đây, giống Bác Hồ ở trong ảnh lắm.
Tộ chọn chỗ đứng gần nhất để nhìn Bác nhiều và lâu hơn. Tộ nhìn Bác mãi không thôi….. Tộ cứ tưởng Bác vào lớp học, nhưng không. Bác dắt hai bạn nhỏ đi vào phòng họp rồi xuống thẳng nhà ăn, phòng tắm, phòng ngủ, nhà bếp …của trại . Tộ đã tìm cách đến gần Bác hơn nữa, gần đến mức Tộ đi sát ngay cạnh Bác từ lúc nào. Trở lại phòng, Bác ngồi xuống và bảo các cháu ngồi xung quanh. Bác hỏi: – Các cháu chơi có vui không? Cả trại cùng thưa: – Thưa Bác vui lắm ạ!
Bác cười: – Các cháu ăn có no không? Cả trại cùng thưa: – No ạ! Bác vui lòng khen: – Thế thì tốt lắm. Bây giờ Bác chia kẹo cho các cháu. Các cháu có thích kẹo không? Cả trại lại thưa vang:  – Có ạ! Có ạ! Một bé gái gơi tay xin nói: – Thưa Bác ai ngoan sẽ được ăn kẹo ạ! Bác gật đầu: – Các cháu có đồng ý không? – Đồng ý ạ, đồng ý ạ! Bác đứng lên cầm kẹo chia cho từng cháu một. Ai cũng vui, cũng cười tươi, chỉ có Tộ là hơi buồn. Tộ tự nhận thấy mình chưa ngoan. Khi Bác đưa kẹo cho Tộ, Tộ cúi đầu khẽ thưa: – Thưa Bác hôm nay cháu không vâng lời cô giáo, cháu chưa ngoan ạ… Giọng của Tộ nghẹn ngào hối hận. Bác hiền từ cúi xuống xoa đầu đứa cháu bé bỏng nhưng đã dũng cảm nhận khuyết điểm. Bác khen: – Cháu biết nhận lỗi thế là ngoan lắm đấy. Cháu vẫn được phần kẹo như các bạn khác. Tộ sung sướng quá, ngẩng đầu nhìn Bác đặt phần kẹo vào tay em… Thế rồi Bác còn quay lại bảo các cô cất phần kẹo cho các cháu vắng mặt. Kẹo ngon Bác cho, Tộ đã ăn hết từ lâu nhưng tình thương của Bác đối với các cháu nhỏ thì Tộ vẫn còn nhớ mãi, không thể nào quên được…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *